Tuyển sinh Đại học

Xét tuyển học bạ lớp 12: Không đánh đổi chất lượng để "chạy đủ" chỉ tiêu

Không phải phương thức tuyển sinh quá mới mẻ song xét tuyển học bạ lớp 12 hiện vẫn phải đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, điều khiến dư luận xã hội băn khoăn nhất là, với cơ chế tự chủ tuyển sinh, liệu các cơ sở đào tạo đại học có đánh đổi chất lượng để tuyển đủ chỉ tiêu? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

1. Chất lượng là tiêu chí xác định điểm sàn

Trên thực tế, để xác định điểm sàn, các cơ sở đào tạo sẽ phải căn cứ vào 2 yếu tố chủ yếu, đó là yêu cầu đặc thù của ngành (với các ngành sư phạm, y dược...) và phổ điểm của thí sinh. Ngoài ra, chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng thí sinh đăng ký và điểm ưu tiên cũng có những ảnh hưởng nhất định tới mức điểm xét tuyển đầu vào.

Các đơn vị đào tạo cần tỉnh táo khi lựa chọn giữa chất lượng và số lượng

Nhìn một cách khái quát, chất lượng chính là tiêu chí cốt lõi phía sau khái niệm “điểm sàn”. Nếu một cơ sở đào tạo chấp nhận kéo điểm sàn tới “đáy” để tuyển đủ chỉ tiêu, điều đó đồng nghĩa với việc họ tự hạ thấp vị thế chất lượng của mình trong hệ thống. Đây là câu chuyện thực tiễn đang diễn ra ở nhiều trường đại học, cao đẳng áp dụng xét tuyển học bạ lớp 12.

Theo quy định của pháp luật, các đơn vị giáo dục đại học, cao đẳng hoàn toàn có quyền tự chủ trong việc xác định điểm sàn, nhất là với các phương thức tuyển sinh riêng như xét tuyển học bạ lớp 12. Tuy nhiên, sau khi chọn lọc thí sinh, nhà trường cần cập nhật danh sách trúng tuyển lên website và các kênh uy tín. Đồng thời, tất cả thông tin phải được công khai tại Cổng thông tin Bộ Giáo dục & Đào tạo để tiếp nhận công tác thanh kiểm tra từ Bộ, cũng như sự giám sát của xã hội.

Nâng cao chất lượng đầu vào là chiến lược chung của nhiều cơ sở đào tạo

Ở một góc độ khác, nếu các cơ sở đào tạo chủ động nâng cao chất lượng đầu vào, có thể chỉ tiêu về số lượng sẽ không đảm bảo. Song, chắc chắn chất lượng đầu ra sẽ chuyển biến tích cực. Đây là một quá trình cải thiện thực lực chậm mà chắc, giúp các trường đại học, cao đẳng xây dựng và củng cố vị thế của mình.

2. Thông tin về phương thức xét tuyển bằng học bạ của Đại học Lạc Hồng

Năm 2020, Đại học Lạc Hồng dự kiến áp dụng 5 phương thức tuyển sinh:

  1. Xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia 2020
  2. Xét tuyển kết quả học bạ lớp 12
  3. Xét tuyển theo điểm trung bình 3 học kỳ (HK 1 và 2 của lớp 11 và HK1 lớp 12)
  4. Xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Lạc Hồng hoặc Đại học Quốc gia TP. HCM
  5. Xét tuyển thẳng vào đại học.

Phương thức xét tuyển học bạ lớp 12 được Đại học Lạc Hồng duy trì ổn định trong mùa tuyển sinh 2020

Trong đó, với phương thức xét tuyển học bạ lớp 12, thí sinh có thể đăng ký theo 2 hình thức:

Cách 1: Sử dụng tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển với điều kiện mức điểm phải ≥ 18 điểm. Nhà trường sẽ xét tuyển theo điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. 

Cách tính điểm xét tuyển: Điểm xét tuyển = Điểm trung bình cả năm lớp 12 môn 1 + Điểm trung bình cả năm lớp 12 môn 2 + Điểm trung bình cả năm lớp 12 môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Cách 2: Sử dụng điểm trung bình cả năm lớp 12 với điều kiện mức điểm phải ≥ 6.0 điểm. Xét tuyển theo điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. 

Để xét tuyển học bạ lớp 12 vào Đại học Lạc Hồng, các bạn học sinh 2k2 có thể nộp trực tiếp học bạ (bản photo công chứng) tại phòng tuyển sinh của trường hoặc đăng ký online qua đường link: https://lhu.fun/EAE495.

Trên đây là những giải đáp xoay quanh hiệu quả xét tuyển học bạ lớp 12. Về cơ bản, chúng ta không thể phủ nhận mỗi phương thức tuyển sinh đều sở hữu những ưu điểm và hạn chế nhất đinh. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều sẽ được giải quyết nếu các đơn vị đào tạo tập trung sự chú ý vào chất lượng giảng dạy thay vì đặt nặng chỉ tiêu

Phạm Trung Hiếu

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        14,939,541       3/729