Phổ biến kiến thức

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường  »  Phổ biến kiến thức


Các bước sơ cứu ban đầu và phòng ngừa cơn hen phế quản

 

Bệnh hen phế quản, còn được gọi bệnh hen suyễn là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, nguyên nhân do nhiều dị nguyên kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, bụi các loại…

 

6 BƯỚC CẤP CỨU KHI NGƯỜI NHÀ BỊ LÊN CƠN HEN:

Nếu bệnh nhân phát cơn hen mà chưa có sự hỗ trợ của bác sĩ, người nhà cần sơ cứu tại chỗ để kìm hãm cơn hen phát nặng:

+ Bước 1: Lập tức đưa người bệnh rời khỏi tác nhân kích động cơn hen ( tránh xa phấn hoa, cây cỏ. bụi nhà, bụi chăn  …) đến nơi thoáng khí. Không tập trung nhiều người quanh người bệnh.

+ Bước 2: Làm ấm cơ thể người bệnh, ngâm chân tay người bệnh vào nước ấm, tránh điều hoà, quạt ẩm.

+ Bước 3: Đỡ người bệnh ngồi dậy hoặc nằm kê cao nửa người (trên giường nằm). Ngồi hay nằm kê cao giúp người bệnh dễ thở hơn rất nhiều. Tuyệt đối không xoa hay vuốt ngực cho người bệnh. Trong khi người bệnh đang lên cơn hen, điều này càng khiến khó thở, nặng ngực và tức ngực hơn.

+ Bước 4: Sử dụng ngay thuốc trị hen phế quản dạng xịt. Thường chỉ cần xịt 1 – 2 lần là thuốc đã phát huy tác dụng, thuốc này ngấm nhanh và cắt cơn hen rất hiệu quả. Người bị hen phải luôn luôn mang theo thuốc này bên mình.

+ Bước 5: Nếu xịt vẫn không giảm được cơn hen, tiêm thuốc giãn phế quản bêta 2 dưới da cho người bệnh. Cơn hen lên nhanh, chấn thở mạnh khiến đường hô hấp gần như là tắc nghẽn hoàn toàn. Chính vì vậy, mọi thao tác xử lý cần phải nhanh, chính xác.

+ Bước 6: Người bị hen ở mức độ nhẹ sau khi xịt 1 hoặc 2 lần sẽ dần hồi phục. Khoảng 2 giờ thì có thể hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên nếu thấy người bệnh vẫn khó thở, nặng ngực thì phải gọi ngay xe cấp cứu để được trợ giúp kịp thời.

PHÒNG NGỪA HEN PHẾ QUẢN TÁI PHÁT

+ Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích hoạt cơn hen như: phấn hoa, bụi nhà, bụi chăn đệm, lông động vật; khói thuốc, khí độc  …

+ Tránh xúc động mạnh, lo lắng, áp lực, đau buồn, cáu gắt … Giữ cho tâm lý thoải mái, ổn định.

+ Tránh làm việc quá sức, sự ngắt đột ngột của ngưng gắng sức có thể gây khó thở, kích hoạt cơn hen bùng phát.

+ Hen phế quản có thể di truyền từ đời này sang đời khác, vì vậy cần điều trị dứt điểm để tránh ảnh hưởng đến thế hệ sau.

+ Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khoẻ: đi bộ, vươn vai, ngồi thiền … các động tác chậm và nhẹ.

Các bước sơ cứu khẩn cấp khi bị lên cơn hen là kiến thức tối thiểu mà người nhà bệnh nhân cần biết để kịp thời ứng phó khi cần thiết. Bệnh hen suyễn không trị khỏi dứt điểm được nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nó. Bởi vậy, khi mắc bệnh đừng quá lo lắng, hãy yên tâm điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nguồn: http://thuochothaoduoc.com


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  5,287,001       1/651